ĐẾ SƯ
Chương 11: Lần đầu gặp mặt
Edit: Mimi
Beta: Ame
*****
Chu Hậu Chiếu kích động chạy tới cung Càn Thanh, không ngờ lại bổ nhào vào hư không một cái.
“Điện hạ, long thể bệ hạ đã phục hồi, ngự giá hiện giờ đang ở Đông Noãn các nghị sự với triều thần.”
“Phụ hoàng bình phục?” Chu Hậu Chiếu sáng bừng đôi mắt, “Là nhờ dùng dược mà Viện phán phối ra?”
“Bẩm điện hạ, đúng vậy.”
Ninh Cẩn đã theo Hoằng Trị di giá, người đáp lời chính là Trần Khoan, một thái giám trong nội điện. Cũng là kẻ hầu hạ bên người Hoằng Trị đế, song Ninh Cẩn am hiểu nhất chính là quan sát sắc mặt đoán tâm tư, mà Trần Khoan thì không thể nào so sánh với người kia về độ nhạy bén tỉ mỉ được, trái lại càng là nói ít cười nhiều.
“Trần lão có biết phụ hoàng triệu kiến ai không?”
“Bẩm điện hạ, ba vị các lão đều có mặt.”
Hoằng Trị đế đã không vào triều nhiều ngày nay, phần lớn những sắc lệnh chính trị đều do Nội các ban ra. Hôm nay tinh thần Hoàng đế không tồi, triệu kiến ba vị Các lão vào cung đích thực là chuyện đương nhiên.
Nghĩ đến việc phụ hoàng muốn gặp mấy vị này, Chu Hậu Chiếu cảm thấy có phần bỡ ngỡ.
Lý công (*) vô cùng nhã nhặn ôn hòa, tuy là trách mắng, song cũng khiến người ta vui vẻ như cây khô đón gió mùa xuân. Tạ công thì luôn bảo trì tác phong danh sĩ, hiếm khi nổi giận. Chỉ có Lưu công là người tính tình nóng nảy, cơ hồ động một chút liền nổi nóng rồi.
(*) công: đã từng chú thích: là cách gọi kính trọng với người đàn ông lớn tuổi, hoặc có vai vế. Tương tự như “ông Lý, ông Tạ, ông Lưu” vậy
Nhớ tới Lưu Kiện vẫn luôn “chiếu cố” mình những lúc ở Đông cung, Chu Hậu Chiếu nhất thời run rẩy cả da đầu, trong lòng nảy sinh cảm giác muốn né tránh cuộc hội ngộ này, chờ phụ hoàng quay lại Càn Thanh cung rồi diện kiến. Thế nhưng, nghĩ đi nghĩ lại, nó vẫn thấy thực là bất ổn.
Trong khoảng thời gian dưỡng bệnh, Hoằng Trị đế đã không ít lần ân cần dạy bảo Chu Hậu Chiếu rằng, ba vị công thần Nội các đều là những nhân tài tuyệt đỉnh, nhất định phải xem trọng hết lòng.
Hôm nay ba vị Các lão có mặt tại đây, ngay trong phòng nghị sự ở Đông Noãn các, Chu Hậu Chiếu không biết thì cũng thôi, nhưng đã biết mà không tới, thậm chí cố ý né tránh, tất nhiên sẽ khiến cho Hoằng Trị đế thất vọng.
Chu Hậu Chiếu không thể coi là một Hoàng thái tử đúng chuẩn mực, song lại là một nhi tử hiếu thuận cực kỳ.
Để phụ thân được vui vẻ, nó cũng đành phải kiên nhẫn chịu đựng một hồi.
“Vậy… Cô gia (*) cũng đến Đông Noãn các.”
(*) Cô gia/ Cô (孤) là cách tự xưng của vương hầu thời phong kiến
Nghĩ đến chuyện phải đối mặt với ba vị Các thần, thích thú trong lòng nó lúc trước liền tiêu tan hơn phân nửa.
Trần Khoan cung tiễn Hoàng thái tử, tầm mắt lại đảo qua Lưu Cẩn – kẻ được Thái tử trọng dụng giữ lại bên người mấy cái, cuối cùng nhíu mày thật sâu.
Chờ khi Chu Hậu Chiếu đã đi xa, Trần Khoan mới gọi một Tiểu hoàng môn (1) tới, nói: “Ngươi đi đến Tư lễ giám (2), chuyển cho Đới Công công một lá thư, bảo hắn bớt chút thời giờ đến chỗ chúng ta một chuyến.”
(1) Tiểu hoàng môn: Thái giám cấp bậc thấp
(2) Tư lễ giám: tên một cơ quan của Minh triều, là một trong 12 giám phụ trách quản lý Thái giám và xử lý những công việc trong cung
“Dạ.”
Tiểu hoàng môn đáp ứng, còn lớn gan nói một câu: “Nếu là Đới Công công hỏi có chuyện gì, vậy nô tài nên trả lời ra sao?”
“Cứ nói chúng ta có việc muốn thương lượng cùng hắn.” Trần Khoan dừng một chút, lại hạ giọng tiếp lời, “Liên quan đến Đông cung, nói thế hắn chắc chắn sẽ hiểu.”
“Dạ.”
Tiểu hoàng môn khom người lui ra, không dám chậm trễ dù là một chút, thẳng một lèo chạy tới Tư lễ giám.
Trần Khoan đứng yên trên hành lang, hai đầu mày từ đầu tới cuối chưa từng giãn ra.
Trung quan bên người Hoằng Trị đế đa phần là do Hoài Ân (*) một tay chọn lựa, tài cán thì không nói tới, song sự trung thành tận tụy chắc chắn đứng đầu.
(*) Hoài Ân: chưởng quản Tư lễ giám vào thời Minh Hiến Tông, tức là cha của Hoằng Trị đế
Ninh Cẩn bầu bạn ở bên Hoàng đế những năm nay gần đây, hay là Lưu Thanh của Tuyên phủ ngày trước, hoặc là Đàm Cát kẻ dám nói “Lời Phật dạy, không thể tin” (1), trong khoảng thời http://SocialTrusts.com gian hầu hạ bên người Hoàng đế, hành vi đều thực là đoan chính, hoàn toàn vì Thiên tử mà phụng sự. Bọn họ thực là giống nhau, dám trực tiếp trách cứ quốc cữu xấc xược, dám chịu hình phạt đánh kim qua (2), mặc dù không có một kết cục tốt, nhưng ngày sau vẫn là giữ được tiếng thơm.
(1) Ninh Cẩn, Lưu Thanh và Đảm Cát đều là những Thái giám bên thân cận bên người Minh Hiếu Tông (tức Hoằng Trị đế), đều được ông yêu quý gọi là ‘bạn già/bạn lâu năm’. Về sự tích Đảm Cát nói “lời Phật dạy, không thể tin”: khi Minh Hiếu Tông còn là Thái tử, ông vô cùng thích đọc kinh Phật, có thể nói là si mê, lúc ấy, Đàm Cát đã cả gan can gián, nói không thể quá tin tưởng quá thuận theo lời Phật dạy, k nên quá nhân từ độ lượng, quyết đoán cường liệt mới có thể trở thành một quân vương.
(2) Kim qua: dùng cái chùy hình quả bí đỏ đánh người, đây là một trong những hình phạt tàn khốc nhất thời cổ đại. Chú thích hình:
Xưởng vệ (*) là chó săn của Thiên tử, trung tâm là yếu tố quan trọng hàng đầu, kẻ tâm địa gian giảo đích thực là không nhiều lắm.
(*) Xưởng vệ: vệ binh thuộc Đông xưởng, Tây xưởng. Hai tổ chức này đã từng chú thích ở Văn án, người của hai tổ chức này đều là những hoạn quan có võ công cao cường.
Hôm nay, sau khi nhìn Lưu Cẩn vài lần, Trần Khoan thực sự phải giật mình thon thót.
Mấy tên trung quan này hầu hạ bên cạnh Thái tử từ lúc nhỏ, nếu tính cách bộc trực thì không có vấn đề gì, chỉ cần không có tâm địa xấu, đều có thể dùng. Nhưng sau khi bệ hạ lâm bệnh lâu ngày, dần dần có ý phó thác giang sơn cho Thái tử, khi ấy bọn chúng bắt đầu lòi đuôi, đặc biệt Lưu Cẩn.
Lưu Cẩn đã từng phạm sai lầm, mặc dù không lớn, song lại có thể tránh thoát hình phạt của Đông xưởng, hầu hạ bên người Thái tử, thủ đoạn hiển nhiên không phải là ít.
Nếu hắn ôm ấp tâm tư không tốt, một mực lấy lòng Thái tử, hướng Chu Hậu Chiếu vào đường sai, vậy thì quốc gia tất sẽ gặp họa.
Nghĩ đến đây, Trần Khoan không khỏi nghiến răng.
Tốt nhất là đừng để hắn nắm được chứng cứ xác thực, nếu không hắn nhất định sẽ thẳng tay xử lý Lưu Cẩn kia!
Lưu Cẩn xoay người đi theo Chu Hậu Chiếu, hoàn toàn không hay biết lão Trần bên người Hoằng Trị đế đã bắt đầu theo dõi mình.
Có trách thì trách Chu Hậu Chiếu vẫn chưa đăng cơ, hắn không thao túng được, cho nên không thể để lộ tư tâm quá sớm. Trong vòng nửa năm đến một năm sắp tới, kể cả Trần Khoan có oán hận bao nhiêu thì cũng chẳng động được vào một sợi lông tơ của hắn.
Bên ngoài Đông Noãn các, trung quan đang canh gác vừa nhìn thấy Chu Hậu Chiếu liền vội vàng hành lễ.
“Điện hạ.”
Ninh Cẩn hầu hạ bên trong Đông Noãn các, Phù An, một nô tài thân cận khác của Hoàng đế thay Chu Hậu Chiếu vào bẩm báo.
Bước chân vào Đông Noãn các, một luồng gió nóng ập thẳng vào mặt, Chu Hậu Chiếu lại không hề cảm thấy ấm lên, ngược lại còn sợ đến run người.
Thái tử sợ Lưu công như sợ cọp.
Tuy nói vậy có chút khoa trương, nhưng hình tượng thực tế quả đúng là như thế.
Hoằng Trị đế ngồi ngay ngắn phía sau bàn, nhìn thấy Chu Hậu Chiếu, liền ngoắc tay bảo nó tới đứng ở bên cạnh.
Sau khi chào hỏi một lượt, quân thần tiếp tục bàn bạc về đại họa ở phủ Phượng Dương và những vùng lân cận, cùng vấn đề không đủ quân lương.
Lý Đại học sĩ lên tiếng, đề nghị Đô Ngự sử báo cáo tình hình điều tra được ở phủ Phượng Dương, đồng thời thúc giục Hộ bộ ra tay, lấy lương thực đã tích lũy nhiều năm ra mà cứu tế.
“Phượng Dương ở gần Kim Lăng, có thể chuyển lương từ Thái Thương tới. Nhưng hiện nay Hà Nam cũng đang phải gánh chịu nạn đói, hơn nữa lương thực mùa hè chưa giảm, biên giới phía Bắc cương lại bị Mông Cổ xâm chiếm, Linh Châu bị bủa vây, lương thảo ở Liêu Đông và những trấn phụ cận đều bị cướp đoạt hoặc thiêu rụi. Sự tình vô cùng cấp bách, thần khẩn cầu bệ hạ tạm thời miễn thuế lương thực cho phủ Phượng Dương. Hà Nam lớn như vậy, có thể giảm thuế đất ba phần tiền một thước, cho phép trong ba năm bổ sung đầy đủ. Về phần quân lương…”
Dừng một chút, Lý Đại học sĩ mới tiếp tục nói: “Có thể lệnh cho đám thương nhân vận lương ra vùng biên cảnh, trao đổi bằng muốn dẫn (*).”
(*) Muối dẫn: là một trong những đơn vị tài chính khởi nguồn của vương triều phong kiến, muốn dẫn còn được gọi là tiền muối, là một loại tiền tệ có thể lưu thông. Hình minh họa của muối dẫn:
“Ý của Lý tiên sinh, chính là khôi phục Khai trung pháp (1) của Cao Hoàng đế (2)?”
(1) Khai trung pháp hay còn gọi là Khai trung chế: là một chính sách của Minh triều, nhằm khuyến khích thương nhân vận chuyển lương thực tới vùng biên cảnh đổi lấy muối dẫn và tư cách buôn bán muối ăn.
(2) Cao Hoàng đế: đã từng chú thích ở chương 7: Thái tổ cao hoàng đế: Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Ông là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là “Hồng Vũ chi trị“. Ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng của mình với đất nước.
Lý Đông Dương gật đầu, lại nói: “Chuyện gấp phải tùy cơ ứng biến, không thể quá tuân thủ quy củ giáo điều. Thần biết việc này tất sẽ kèm theo vấn nạn, nhưng mà ngoại xâm chưa trừ, chỉ có thể giải cứu biên cảnh trước thôi, những cái khác sau này hãy nói. Nếu có kẻ xấu xa nào nhân đây trục lợi, khi ấy lại dùng phương pháp ngày xưa của Cao Hoàng đế mà nghiêm hình thẩm tra.”
Lưu Kiện, Tạ Thiên đều gật đầu đồng ý.
Một khi khôi phục Khai trung pháp, chắc chắn sẽ có triều thần đức cao vọng trọng nhúng tay vào hòng chiếm lợi. Nhưng cái hại ấy so ra thì vẫn nhẹ nhàng hơn, vì để giải quyết vấn đề lương thảo cho quân lính nơi biên ải, chỉ có thể tạm thời thực thi phương pháp này.
Phương án giải quyết nan đề thứ hai, chính là đạn tín hiệu mà Nội các phát ra.
Việc này vừa có thể thăm dò thái độ quan viên trong triều, vừa mượn cơ hội nghe ngóng dò xét xem ai cả gan dám mó tay vào! Tra không nổi thì thôi, nhưng nếu thực sự tìm được kẻ gian, chắc chắn phải chặt đứt tay chân.
Lúc Nội các đang tiến hành thảo luận, Lại bộ thượng thư Mã Văn Thăng cùng Hộ bộ thượng thư Hàn Văn đều có mặt.
Hàn thượng thư chỉ lặng lẽ nhíu mày, song Mã thượng thư lại nhẹ nhàng nói ra một câu: “Người khác thì không cần kể tới, nhưng Thọ Linh hầu và Thọ Ninh hầu, Lưu công tính toán thế nào?”
Hai huynh đệ của Trương Hoàng hậu, cũng là hai tiểu cữu tử của Hoàng đế, có thể nói là hai tên lưu manh hàng đầu triều Hoằng Trị.
Vừa nghe tên hai kẻ nọ, Lưu Kiện liền hận đến nghiến răng.
Cánh cửa muối dẫn vừa mới mở ra, huynh đệ Trương thị chắc chắn sẽ xông vào bất cứ lúc nào, hệt như gấu chó gặp được tổ ong, không ăn cho đủ tuyệt đối không dừng lại.
Có bọn hắn ở phía trước làm tiền lệ, người khác còn phải sợ cái gì?
Nếu bỏ qua cho bọn hắn, chỉ nghiêm khắc xử phạt người khác, vậy làm sao nói được một tiếng công bằng?
Mà nếu xử trí huynh đệ Trương thị, chắc chắn phải bước qua một cửa là Hoàng hậu nương nương. Hà Đỉnh bị đòn mà chết, Lý Mộng Dương bị giam vào Cẩm y ngục, có cái nào mà không liên quan tới huynh đệ Trương thị?
Hoàng hậu khóc lóc, Hoàng đế sẽ mềm lòng.
Đám người Lưu Kiện đã bình luận đến không thể bình luận thêm được nữa.
“Vậy thì, chúng ta cứ tấu lên Thiên tử.”
Không phải là không có biện pháp, từ trước đến nay, mỗi lần Hoằng Trị đế lập án, lời nói chính là chắc chắn như đinh đóng cột.
Đến một ngày nào đó, cho dù Hoàng hậu muốn bảo vệ huynh đệ, nhưng Thiên tử cũng phải sợ mất thể diện, khi ấy, cùng lắm thì không lấy tính mạng hai kẻ đó, ném vào đại lao Hình bộ vài ngày, cũng coi như nói được một tiếng công bằng với người trong thiên hạ rồi.
Làm quân làm thần đã nhiều năm, Hoằng Trị đế cũng biết hai tiểu cữu tử của mình có chút vô pháp vô thiên, mấy vị kia không muốn hủy sạch mặt mũi của mình, cho nên mới nói năng uyển chuyển như thế.
Nghĩ đến bệnh tật của chính mình, lại nghĩ đến Chu Hậu Chiếu, Hoằng Trị đế rốt cục quyết định nhẫn tâm.
Vì trải đường cho nhi tử, hắn có thể vứt bỏ hết cái danh nhân từ độ lượng của mình, huy động hết văn võ Tuyên Phủ (*) làm ma đao cho Thái tử. Hai tiểu cữu tử kia có thân thiết hơn nữa cũng không thể sánh bằng nhi tử được.
(*) Tuyên Phủ trấn: nằm ở Tây Bắc kinh sư, đối với việc bảo vệ an toàn cho kinh thành thì quan trọng không kém gì Kế Châu, coi như cổ họng của kinh thành.
Thời điểm nên vứt bỏ, phải bỏ!
Sở dĩ hắn hạ cái quyết tâm này, chính là vì một lời Ninh Cẩn đã nói.
“Bệ hạ có thể trấn áp quốc cữu (*), nhưng điện hạ có khả năng không?”
(*) Quốc cữu: huynh đệ của thái hậu hoặc hoàng hậu
Lúc ấy, Hoằng Trị đế đột nhiên sửng sốt.
Khi hắn còn tại vị, huynh đệ Trương thị còn kiêu ngạo đến thế, nếu như hắn mất mất đi, Thái tử làm sao có thể trừng trị thân cữu cữu (*) đây?
(*) Thân cữu cữu: cậu ruột
Sau khi Thái tử lên ngôi, chắc chắn sẽ có trọng thần phò tá, ba vị công thần Nội các sẽ luôn luôn là người được chọn cho vị trí này.
Trải qua nhiều lần so sánh, cán cân trong lòng Hoằng Trị đế không ngừng thiên lệch, sức nặng của huynh đệ Trương thị vì thế mà càng ngày càng ít.
Quân tử báo thù mười năm không muộn, hoạn quan lại càng nhỏ mọn thù dai.
Ninh Cẩn có quan hệ rất tốt với Hà Đỉnh, người kia lại bởi vì huynh đệ nhà họ Trương mà chết, thù này hắn vẫn mãi ghi nhớ ở trong lòng, một phút cũng chưa từng quên.
Có Ninh Cẩn cổ vũ, ba người Lưu Kiện đề xuất Khai trung pháp, lại quanh co bày tỏ: nếu như hai vị quốc cữu nhúng tay vào, chúng thần có thể sẽ ra tay, xin bệ hạ chớ để việc công lẫn lộn việc tư.
Hoằng Trị đế nghe vậy, chẳng những không hề do dự, ngược lại còn đáp ứng đến vô cùng thoải mái.
Ba người Lưu Kiện ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi, đồng thời dâng lên một ý tưởng đại nghịch bất đạo: Thiên tử là vì bệnh tật lâu ngày, đầu óc đột nhiên có nếp nhăn rồi?
Chính là, Thiên tử có thể hạ phần quyết tâm này, đối với Nội các mà nói thực sự là chuyện tốt. Chỉ cần có Hoàng đế hạ chỉ, bọn họ chẳng lo không đối phó được với hai kẻ lưu manh kia.
Thương nghị chính sự xong xuôi, tạm thời lưu lại ý định của Nội các.
Buông xuống tảng đá đè nặng trong đầu, Hoằng Trị đế hỏi Chu Hậu Chiếu: “Trẫm nghe nói, ngươi đến điện Cẩn Thân rồi?”
Có Cẩm y vệ và Đông xưởng, cho dù Hoằng Trị đế cả ngày nằm ở Càn Thanh cung, song hành tung của Thái tử một cái cũng không lọt được khỏi mắt hắn.
“Dạ.”
Chu Hậu Chiếu rất thức thời, thành thật thừa nhận.
“Có thu hoạch được gì không?”
“Nhi thần cách khá xa, không thấy rõ lắm.”
“Thấy rõ? Con còn muốn xem qua danh sách sĩ tử trúng tuyển khoa này hay không?”
Ôm tâm tình cực kỳ tốt, Hoằng Trị đế quay sang nói với ba vị Các lão: “Nếu Trẫm nhớ không lầm, kỳ lân nhi (*) của Tạ tiên sinh cũng thi khoa này?”
(*) Kỳ lân: tượng trưng cho điềm lành, ý khen ngợi con trai của Tạ Thiên
Tạ Thiên vội nói khuyển tử bất tài, có thể nào lại được bệ hạ để mắt tới.
Hoằng Trị đế xua tay, tiếp lời: “Tạ tiên sinh quá khiêm tốn ròi, Trẫm đây thật sự chờ mong một giai thoại phụ tử đều nắm giữ ngôi đầu của bảng vàng.”
Còn một lời khác nữa, nhưng Hoằng Trị đế vẫn luôn giấu ở trong lòng, không thể nào nói ra.
Tính tình Chu Hậu Chiếu hoạt bát tinh nghịch, cho nên Hoằng Trị đế có ý chọn một thư đồng theo hầu Thái tử thông qua cuộc thi này. Tạ Phi vốn là lựa chọn tốt nhất, đáng tiếc tuổi tác hơi lớn. Vì thế cho nên, hắn chỉ có thể tuyển sau cuộc thi Đình.
Thiếu niên anh tài, học thức và năng lực đều cao, lại biết dùng lời thánh nhân khuyên răn Thái tử, lương thần như vậy mới thực khó tìm.
Hoằng Trị đế vừa lên tiếng, Lưu Kiện và Lý Đông Dương ở một bên liền phụ họa vài câu, mà Tạ Thiên ngay cả nói cũng không dám, bầu không khí giữa quân và thần vì lẽ đó có vẻ hài hòa hơn, thần kinh căng thẳng của Chu Hậu Chiếu cũng được thả lỏng đi không ít.
Trong Đông Noãn các vang lên từng trận tiếng cười. Cùng lúc ấy nhóm cống sĩ tham gia vòng hai của khoa thi này cũng đã bắt đầu rời cung.
Sau lưng Tiểu hoàng môn có khoảng hơn ba trăm người lặng lẽ bước về phía trước, biểu tình trên mặt đều không hề thư thả.
Người phát hiện huyền cơ ẩn giấu trong đề thi lần này không ít.
Nổi bật trong đám cống sĩ vẫn là Cố Cửu Hòa và Tạ Phi, bọn hắn bước đi nhẹ nhàng, phong thái thoải mái tự nhiên. Đa số những sĩ tử còn lại, khuôn mặt đều mang vẻ ưu tư, tựa hồ không tập trung cho lắm.
So ra, Dương Toản có vẻ như cầm lên được thì buông xuống được hơn, tâm cũng khá là thoải mái.
Văn đã làm, bài đã nộp, tuy hắn tự biết nội dung mình viết không có gì đặc sắc, thế nhưng cũng không tới mức bỏ đi, còn lo lắng chuyện chi nữa?
Song mọi người ai nấy đều trưng ra biểu tình nghiêm nghị, Dương Toản không thề quá mức khác người, đơn giản khép lại tay áo, trầm ổn bước đi trong đội ngũ, hy vọng không gây chú ý.
Từ điện Cẩn Thân đến điện Hoa Cái, rồi tới điện Phụng Thiên, cả một đường bình yên vô sự.
Thời điểm đi qua Phụng Thiên môn, bỗng nhiên có mấy tên Cẩm y vệ trực diện đi tới.
Người cầm đầu mặc Phi ngư phục (*), nét mặt chính trực đường hoàng, không giận mà tự sinh uy. Người ở phía sau nửa bước, một thân áo gấm đỏ chói, hông đeo kim bài Thiên hộ, tướng mạo…
(*) Phi ngư phục: trang phục của Cẩm y vệ, chú thích hình:
Đây là người thật?
Tuy rằng trên đường đã gặp không ít nam nhân tuấn tú, cũng từng gặp Kim ngô vệ và Vũ lâm vệ trước đây, thế nhưng Dương Toản vẫn có vài phần hoảng hốt.
Quân tử như ngọc, mắt phượng mày rồng.
Vóc dáng diện mạo thế này, nếu dùng cách nói của người đời sau mà miêu tả thì chính là “blue-chip” tuyệt đối, vừa tung ra thị trường liền tăng giá đến kịch trần ngay trong nháy mắt (*).
(*) Blue-chip: là những cổ phiếu có giá trị vốn hóa dẫn đầu thị trường. Cổ phiếu kịch trần tức là giá cổ phiếu đạt đến max trong phiên giao dịch của ngày hôm ấy.
October 18, 2017 at 7:27 pm
Em nó thấy zai là tươm tướp ah. =))